• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Phòng khám
  • Tư vấn sức khỏe
    • Hỏi và đáp
  • Phiếu đăng ký khám bệnh

Bac si Luong Le Hoang

Website của Bs Luong Le Hoang

  • Bài viết mới
  • Thư viện
    • Bệnh da liễu
    • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
    • Bệnh liên quan đến stress
    • Bệnh lão khoa
    • Bệnh lý do chấn thương
    • Bệnh lý do thuốc
    • Bệnh lý hô hấp
    • Bệnh lý hệ miễn dịch
    • Bệnh lý hệ nội tiết
    • Bệnh lý hệ thần kinh
    • Bệnh lý hệ tiêu hóa
    • Bệnh lý hệ tiết niệu
    • Bệnh lý tuần hoàn
    • Bệnh lý hệ vận động
    • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
    • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
    • Bệnh lý ngoài da
    • Bệnh lý tâm thần
    • Bệnh nam khoa
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nhi khoa
    • Bệnh nhãn khoa
    • Bệnh nữ khoa
    • Bệnh tai mũi họng
  • Ấn phẩm
  • Sản phẩm chọn lọc
  • Sự kiện
    • Chương trình truyền thông
    • Hội thảo
  • Truyền thông
  • Đông Y Thế Kỷ 21
  • Thực phẩm nên thuốc

Hen thế nào?, suyễn ra sao?

07/12/2016 By Bác sĩ Lương Lễ Hoàng Leave a Comment

henMột cách tương đối có thể định nghĩa hen suyễn như một thể dạng bệnh lý của đường hô hấp với cơn khó thở là dấu hiệu điển hình. Về mặt cơ chế sinh bệnh, dù với nguyên nhân nào cũng thế, hen suyễn bao giờ cũng là hậu quả của tình trạng co thắt phế quản đột ngột và xuất tiết đàm nhớt thái quá trong ống dẫn khí. Đã co lại thêm nghẽn thì không lạ gì nếu nạn nhân ngộp thở. Liệu pháp điều trị hen suyễn do đó không thể ra ngoài mục tiêu long đàm và chống co thắt phế quản. Nhưng đó chỉ mới được nửa đường chữa bệnh vì cắt cơn hen suyễn không đồng nghĩa với trị bệnh, nếu thầy thuốc không giải quyết được nguyên nhân. Thầy thuốc vì thế nhiều khi phải trông cậy vào một số biện pháp cận lâm sàng để truy tìm nguyên nhân của hen suyễn, chẳng hạn:

Hen suyễn do dị ứng: Đây là hình thức thường gặp nhất với bàn tay phá hoại trong bóng tối của hiện tượng dị ứng vì cơ thể không dung nạp hóa chất, thực phẩm, hay dược phẩm nào đó, hoặc nhiều khi chỉ vì căng thẳng tinh thần. Nếu có đủ phương tiện, nghĩa là nếu bệnh nhân có khả năng tài chánh, thầy thuốc có thể xác minh tình trạng dị ứng:
-Hoặc trực tiếp qua xét nghiệm phản ứng nổi mẩn hay viêm tấy ngoài da khi tiếp xúc bằng cách thoa hay tiêm dưới da với chất nghi ngờ sinh dị ứng.
-Hoặc gián tiếp qua xét nghiệm lượng kháng thể IgE trong huyết thanh, chất góp phần trong phản ứng phóng thích histamin và dẫn đến cơn hen suyễn. Thông thường lượng IgE trong máu không vượt quá 20 đơn vị/ml.
Trên thực tế, không quá khó để xác minh tính chất dị ứng cho dù không có phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng. Nếu theo dõi bệnh sử kỹ lưỡng, thầy thuốc có thể ghi nhận không khó nhân tố nào xúc tác cho cơn hen suyễn. Hơn thế nữa bệnh bao giờ cũng có khuynh hướng nặng hơn mỗi lần bệnh nhân tiếp xúc với bệnh nguyên, và ngược lại ít khi bộc phát nếu cách ly người bệnh với yếu tố gây bệnh. Rõ hơn nữa là dấu hiệu bệnh lý thuyên giảm nhanh chóng nếu thầy thuốc kết hợp thuốc kháng dị ứng trong liệu pháp.

Hen suyễn vì bội nhiễm: Không ít trường hợp khó thở với triệu chứng y hệt cơn hen suyễn trên thực tế là bệnh viêm phế quản dưới dạng co thắt khí quản, đặc biệt ở đối tượng trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Bên cạnh dấu hiệu nóng sốt, thầy thuốc có thể phát hiện tình trạng bội nhiễm qua một số xét nghiệm huyết học và sinh hóa, như:
-Lượng bạch huyết cầu trong công thức máu nhiều hơn 10.000.
-Vận tốc lắng máu cao hơn bình thường, nghĩa là hơn 20mm sau 2 giờ để lắng máu.
-Trị số CRP (C-reactive protein), kháng thể được tổng hợp mỗi khi có tình trạng viêm nhiễm, cao hơn 8mg/l.
Với nhóm đối tượng này tất nhiên khó thiếu thuốc kháng sinh và kháng viêm trong phác đồ điều trị.

Hen suyễn do suy tim: Trong trường hợp này dấu hiệu khó thở không có gì khác biệt với hai thể dạng nêu trên. Điểm đáng nói là các loại thuốc kinh điển chống suyễn hay chống dị ứng không tỏ ra hiệu quả. Trái lại, triệu chứng bệnh lý chỉ thuyên giảm khi thầy thuốc điều trị suy tim vì nguyên nhân là tình trạng xung huyết trong phổi do tim không còn đủ sức co bóp để đẩy máu. Để xác định chẩn đoán thì thầy thuốc, bên cạnh triệu chứng lâm sàng như nhịp tim, tiếng tim, tiếng phổi…, thường phải căn cứ vào các biện pháp chẩn đoán suy tim như hình X-quang tim phổi, siêu âm tim, điện tâm đồ…

Vướng phải hen suyễn thì khó đủ thứ. Khó thở, khó chịu, khó ăn, khó ngủ cho người bệnh. Nhưng bệnh không hẳn là khó… chữa!, nếu thầy thuốc chẩn đoán đúng để đừng lẫn lộn hen cách này với suyễn kiểu kia. Chính vì thế mà trong y khoa hai tiếng “phân biệt” hầu như lúc nào cũng đi kèm với chẩn đoán.

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

Filed Under: Bài viết mới, Thư viện, Bệnh lý hô hấp Tagged With: hen, suyễn

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dang ky kham benh

Sách

Bài viết theo tháng

Bài viết

  • Bệnh lý tuần hoàn
  • Bệnh lý hô hấp
  • Bệnh lý hệ tiêu hóa
  • Bệnh lý hệ tiết niệu
  • Bệnh lý hệ thần kinh
  • Bệnh lý hệ vận động
  • Bệnh lý hệ nội tiết
  • Bệnh lý hệ miễn dịch
  • Bệnh lý tâm thần
  • Bệnh da liễu
  • Bệnh tai mũi họng
  • Bệnh nhãn khoa
  • Bệnh lão khoa
  • Bệnh nhi khoa
  • Bệnh nam khoa
  • Bệnh nữ khoa
  • Bệnh nha khoa
  • Bệnh nghề nghiệp
  • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
  • Bệnh liên quan đến stress
  • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
  • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
  • Bệnh lý do thuốc

Bài mới đăng

  • Không tập khó mạnh!
  • Không hẳn hễ ngứa là dị ứng!
  • Thiếu gì nếu đêm quá ngắn?!
  • Đau đầu!, khi nào cần thầy thuốc?
  • Đôi mắt là yếu điểm của ai?

Thảo luận mới nhất

  • Mai Khanh trong Đừng xem thường động kinh
  • Dương Thái Minh Châu trong Dùng thuốc canxi sao cho đáng tiền?
  • nhi trong Vài điều hay hiểu lầm về kẽm.
  • Lê Minh Trung trong Cớ sao gãy gánh giữa đường?
  • Khôi Nguyễn trong Uống C mỗi ngày vẫn thiếu!

© 2011 - 2017 Trang nhà của Bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Thực hiện và hỗ trợ bởi : SGC
Tác giả hoan nghênh việc áp dụng các bài viết cho mục tiêu học tập, nghiên cứu, nhưng mọi hình thức trích dịch cho mục tiêu thương mại đều phải có sự đồng ý của tác giả.