• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Phòng khám
  • Tư vấn sức khỏe
    • Hỏi và đáp
  • Phiếu đăng ký khám bệnh

Bac si Luong Le Hoang

Website của Bs Luong Le Hoang

  • Bài viết mới
  • Thư viện
    • Bệnh da liễu
    • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
    • Bệnh liên quan đến stress
    • Bệnh lão khoa
    • Bệnh lý do chấn thương
    • Bệnh lý do thuốc
    • Bệnh lý hô hấp
    • Bệnh lý hệ miễn dịch
    • Bệnh lý hệ nội tiết
    • Bệnh lý hệ thần kinh
    • Bệnh lý hệ tiêu hóa
    • Bệnh lý hệ tiết niệu
    • Bệnh lý tuần hoàn
    • Bệnh lý hệ vận động
    • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
    • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
    • Bệnh lý ngoài da
    • Bệnh lý tâm thần
    • Bệnh nam khoa
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nhi khoa
    • Bệnh nhãn khoa
    • Bệnh nữ khoa
    • Bệnh tai mũi họng
  • Ấn phẩm
  • Sản phẩm chọn lọc
  • Sự kiện
    • Chương trình truyền thông
    • Hội thảo
  • Truyền thông
  • Đông Y Thế Kỷ 21
  • Thực phẩm nên thuốc

Sinh tố A, dùng sao cho đúng?

01/07/2017 By Bác sĩ Lương Lễ Hoàng Leave a Comment

staDùng sinh tố nào cũng thế, phải lưu ý hàng đầu về mối tương quan giữa cung và cầu. Lượng sinh tố A cần thiết cho mỗi ngày trung bình không quá 0,6mg cho trẻ con và 1mg cho người trưởng thành. Lượng này phải tăng thêm 100% cho thai phụ, cho bệnh nhân hậu ung thư, 200% cho bà mẹ đang cho con bú và vận động viên, cho người hút thuốc, người làm việc trong môi trường ô nhiễm. Người ăn uống kiêng khem làm ốm cần khoảng 1,5mg sinh tố A mỗi ngày. Bệnh nhân đang dùng thuốc tiểu đường, người nghiện rượu, bệnh nhân bị viêm tụy, viêm ruột mãn tính nên được cung cấp đều đặn mỗi ngày khoảng 2mg sinh tố A .

Để đáp ứng nhu cầu sinh tố A thường ngày thì rau cải vừa không thua trứng thịt lại thêm ít độc. Chỉ trong trường hợp cần gia tăng số cung của sinh tố A vì nhu cầu cấp bách của cơ thể mới phải chú trọng thịt cá trong thực đơn thường ngày. Bên cạnh đó, thực phẩm có nguồn gốc động vật không cung cấp cho cơ thể tiền sinh tố A. Trong bối cảnh của xứ mình, các loại thực phẩm cần được chú trọng vì tuy bình dân nhưng lại cung cấp nhiều tiền sinh tố A là cà-rốt, khoai lang, rau dền, đu đủ… vì:
– Một củ cà rốt loại trung cung cấp tối thiểu 20000IU tiền sinh tố A.
– 100g khoai lang cung cấp khoảng 27000IU tiền sinh tố A.
– 100g rau dền cung cấp không dưới 7000IU tiền sinh tố A.
– 100g đu đủ cung cấp khoảng 25000IU tiền sinh tố A.
Điều đó cho thấy chỉ cần hiểu thêm một chút về dinh dưỡng người ta có thừa phương tiện để phòng bệnh với thực phẩm bình dân rẻ tiền.

Để tận dụng nguồn sinh tố A trong rau cải cần lưu ý:
– Nếu dùng cà rốt dưới dạng ăn sống thì đừng ăn nguyên củ mà nên xay nhừ thành bột nhão, hoặc cắt sợi, hoặc cắt lát để trích ly tối đa lượng tiền sinh tố A.
– Nếu hấp cà rốt, cải xanh thì khi ăn nhớ cho chút dầu để tăng khả năng hấp thu sinh tố A trên đường ruột.
– Cà rốt, rau cải luộc đến chín nhừ thì chỉ còn thành phần chất xơ tuy có lợi điểm nhuận trường nhưng tiền sinh tố A thì hầu như bị hủy hoại hoàn toàn.

Thuốc tốt hay không còn tùy liều lượng. Thừa không hẳn là hay. Sinh tố A vì là chất tan trong chất béo được tích trữ lâu dài trong cơ thể. Lạm dụng sinh tố A có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc với triệu chứng tổn thương ngoài da, viêm khớp, đau bắp thịt, nôn mửa, rụng tóc, và viêm gan. Do đó đừng quá tin vào quảng cáo hấp dẫn để uống sinh tố A mỗi ngày nhằm mục tiêu phòng ngừa ung thư. Thuốc sinh tố A thường được định lượng theo tiêu chuẩn quốc tế IU với 1mg sinh tố A=3000IU. Thuốc sinh tố A với liều cao từ 10000IU là dược phẩm đặc hiệu và chỉ nên áp dụng một cách giới hạn theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa cho bệnh nhân đang có vấn đề với thị lực, đang đối đầu với chứng mụn dưới dạng nặng hoặc tình trạng bội nhiễm dai dẳng trên đường hô hấp.

(trích từ ấn phẩm “Viết vì người muốn chơi tới bến”)

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Phòng Khám EUROVIE, Tp. HCM

Filed Under: Bài viết mới, Thư viện, Bệnh liên quan đến dinh dưỡng, Bệnh lý hệ vận động, Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố Tagged With: sinh to A

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

dang ky kham benh

Sách

Bài viết theo tháng

Bài viết

  • Bệnh lý tuần hoàn
  • Bệnh lý hô hấp
  • Bệnh lý hệ tiêu hóa
  • Bệnh lý hệ tiết niệu
  • Bệnh lý hệ thần kinh
  • Bệnh lý hệ vận động
  • Bệnh lý hệ nội tiết
  • Bệnh lý hệ miễn dịch
  • Bệnh lý tâm thần
  • Bệnh da liễu
  • Bệnh tai mũi họng
  • Bệnh nhãn khoa
  • Bệnh lão khoa
  • Bệnh nhi khoa
  • Bệnh nam khoa
  • Bệnh nữ khoa
  • Bệnh nha khoa
  • Bệnh nghề nghiệp
  • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
  • Bệnh liên quan đến stress
  • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
  • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
  • Bệnh lý do thuốc

Bài mới đăng

  • Sao ai cũng bảo ngỗng khờ?
  • Ai mới 30 cứ như … 70?!
  • Thuốc nào đừng quên suốt năm Kỷ Hợi?!
  • Văn phòng càng lạnh càng rầu bàng quang!
  • Thương gan nên mới nhịn ăn?

Thảo luận mới nhất

  • Mai Khanh trong Đừng xem thường động kinh
  • Dương Thái Minh Châu trong Dùng thuốc canxi sao cho đáng tiền?
  • nhi trong Vài điều hay hiểu lầm về kẽm.
  • Lê Minh Trung trong Cớ sao gãy gánh giữa đường?
  • Khôi Nguyễn trong Uống C mỗi ngày vẫn thiếu!

© 2011 - 2017 Trang nhà của Bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Thực hiện và hỗ trợ bởi : SGC
Tác giả hoan nghênh việc áp dụng các bài viết cho mục tiêu học tập, nghiên cứu, nhưng mọi hình thức trích dịch cho mục tiêu thương mại đều phải có sự đồng ý của tác giả.