• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Phòng khám
  • Tư vấn sức khỏe
    • Hỏi và đáp
  • Phiếu đăng ký khám bệnh

Bac si Luong Le Hoang

Website của Bs Luong Le Hoang

  • Bài viết mới
  • Thư viện
    • Bệnh da liễu
    • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
    • Bệnh liên quan đến stress
    • Bệnh lão khoa
    • Bệnh lý do chấn thương
    • Bệnh lý do thuốc
    • Bệnh lý hô hấp
    • Bệnh lý hệ miễn dịch
    • Bệnh lý hệ nội tiết
    • Bệnh lý hệ thần kinh
    • Bệnh lý hệ tiêu hóa
    • Bệnh lý hệ tiết niệu
    • Bệnh lý tuần hoàn
    • Bệnh lý hệ vận động
    • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
    • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
    • Bệnh lý ngoài da
    • Bệnh lý tâm thần
    • Bệnh nam khoa
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nhi khoa
    • Bệnh nhãn khoa
    • Bệnh nữ khoa
    • Bệnh tai mũi họng
  • Ấn phẩm
  • Sản phẩm chọn lọc
  • Sự kiện
    • Chương trình truyền thông
    • Hội thảo
  • Truyền thông
  • Đông Y Thế Kỷ 21
  • Thực phẩm nên thuốc

Trái nào giúp hoa lâu tàn?

18/04/2012 By Bác sĩ Lương Lễ Hoàng Leave a Comment

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ắt hẳn có lý do chính đáng khi từ nhiều thập niên đã xếp hội chứng mãn kinh vào danh sách top ten của bệnh thời đại. Tất nhiên không thể xem thường nếu cứ hai phụ nữ từ tuổi 50 thì một là nạn nhân rõ rệt của căn bệnh này. Bên cạnh nhiều triệu chứng làm mất chất lượng của cuộc sống như cảm giác nóng bừng, đổ mồ hôi, đau đầu, mất ngủ, trầm uất…, loãng xương, tăng mỡ trong máu và ung thư là mối đe dọa khó lường cho giới má hồng khi bước vào khúc quanh của cuộc đời.

Nhưng nếu tưởng người thứ hai được yên thân thì lầm. Họ vẫn là miếng mồi ngon của tình trạng dao động rồi bất ngờ cạn kiệt nội tiết tố giới tính. Có khác chỉ khác ở điểm diễn biến ngấm ngầm. Nếu tính kỹ từng điểm hơn thiệt, nạn nhân thuộc nhóm này thậm chí khổ hơn vì thường không được phát hiện đúng lúc để điều trị kịp thời.

Nhưng nói thế không có nghĩa là thầy thuốc bó tay. Mặc dầu ngành y hiện nay rất e dè với việc áp dụng nội tiết tố tổng hợp kể từ khi các nhà nghiên cứu phát hiện phản ứng phụ bất lợi của liệu pháp này, nhưng điều may mắn cho nạn nhân của hội chứng mãn kinh là thầy thuốc không thiếu biện pháp đối phó nhờ có trong tay nhiều loại hoạt chất sinh học để hội chứng mãn kinh tất nhiên vẫn đến nhưng êm dịu hơn và khi ra đi cũng không để lại tiếng bấc tiếng chì. Một dẫn chứng cụ thể là liệu pháp áp dụng hoạt chất trong trái lựu theo kinh nghiệm điều trị của thầy thuốc ở Nhật Bản. Nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy:
• Hơn 1/3 số đối tượng mãn kinh cảm thấy thơ thới thời gian ngắn điều trị, đặc biệt là tình trạng mất ngủ được cải thiện thấy rõ trong vòng 2-3 tuần.
• 2/3 trong số họ không còn bị hành hạ vì cảm giác nóng bừng như ai đốt lửa trong lồng ngực sau 4 tuần điều trị.
• 4/5 nạn nhân không còn hồi hộp, đau đầu, đãng trí sau 2 tháng mượn hoạt chất của trái lựu làm phương tiện điều chỉnh nội tiết tố.

Đáng nói hơn nữa là người được điều trị với hoạt chất trong trái lựu, cụ thể là men Q10 và chất kháng oxy-hóa alpha lipoic acid, rõ ràng yêu đời hơn trước nhờ vừa không trầm uất vừa không lãnh cảm trong chuyện chăn gối. Thêm vào đó tình trạng loãng xương cũng được ngăn chận một cách hiệu quả nhờ bề dày của vỏ xương được cải thiện thấy rõ, thay vì chỉ mong cầm chân như với các liệu pháp khác.

Liệu pháp với hoạt chất trong lựu sở dĩ có hiệu quả như thế là do tác chất trong trái này trì hoãn giai đoạn tiền mãn kinh đồng thời qua đó ức chế các triệu chứng khó tránh khi mãn kinh như bốc hỏa, thay đổi cá tính, suy nhược thần kinh, lãnh cảm… thông qua các thành phần có cấu trúc tương tự nội tiết tố nữ tính estrogen và progesteron. Thêm vào đó, chất màu Anthocyanin, chất chát Tanin trong lựu chính là đòn bẩy để ngăn chận ung thư vú, ung thư tử cung lúc nào cũng chực chờ trong lúc tranh tối tranh sáng của thời kỳ mãn kinh.

Hội chứng mãn kinh là một thực tế phải chấp nhận của phụ nữ tuổi trung niên. Bệnh đúng là nhiêu khê nhưng mặt khác rõ ràng không thiếu giải pháp rất gần trong tầm tay nếu như thầy thuốc tìm về kinh nghiệm của y học dân gian với tri thức khoa học thực nghiệm, tìm về phương tiện trị liệu từ thiên nhiên với công nghệ khoa học hiện đại. Tàn phai là tiếng kép. Ứng dụng hoạt chất trong trái lựu, trong đậu nành, sinh tố kháng oxy-hóa, khoáng tố vi lượng… là phương án hợp lý để cánh hoa vừa lâu tàn, vừa ít phai.

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

Filed Under: Bài viết mới, Thư viện, Bệnh nữ khoa Tagged With: lãnh cảm, man kinh, tiền mãn kinh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

dang ky kham benh

Sách

Bài viết theo tháng

Bài viết

  • Bệnh lý tuần hoàn
  • Bệnh lý hô hấp
  • Bệnh lý hệ tiêu hóa
  • Bệnh lý hệ tiết niệu
  • Bệnh lý hệ thần kinh
  • Bệnh lý hệ vận động
  • Bệnh lý hệ nội tiết
  • Bệnh lý hệ miễn dịch
  • Bệnh lý tâm thần
  • Bệnh da liễu
  • Bệnh tai mũi họng
  • Bệnh nhãn khoa
  • Bệnh lão khoa
  • Bệnh nhi khoa
  • Bệnh nam khoa
  • Bệnh nữ khoa
  • Bệnh nha khoa
  • Bệnh nghề nghiệp
  • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
  • Bệnh liên quan đến stress
  • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
  • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
  • Bệnh lý do thuốc

Bài mới đăng

  • Sao ai cũng bảo ngỗng khờ?
  • Ai mới 30 cứ như … 70?!
  • Thuốc nào đừng quên suốt năm Kỷ Hợi?!
  • Văn phòng càng lạnh càng rầu bàng quang!
  • Thương gan nên mới nhịn ăn?

Thảo luận mới nhất

  • Mai Khanh trong Đừng xem thường động kinh
  • Dương Thái Minh Châu trong Dùng thuốc canxi sao cho đáng tiền?
  • nhi trong Vài điều hay hiểu lầm về kẽm.
  • Lê Minh Trung trong Cớ sao gãy gánh giữa đường?
  • Khôi Nguyễn trong Uống C mỗi ngày vẫn thiếu!

© 2011 - 2017 Trang nhà của Bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Thực hiện và hỗ trợ bởi : SGC
Tác giả hoan nghênh việc áp dụng các bài viết cho mục tiêu học tập, nghiên cứu, nhưng mọi hình thức trích dịch cho mục tiêu thương mại đều phải có sự đồng ý của tác giả.