• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Phòng khám
  • Tư vấn sức khỏe
    • Hỏi và đáp
  • Phiếu đăng ký khám bệnh

Bac si Luong Le Hoang

Website của Bs Luong Le Hoang

  • Bài viết mới
  • Thư viện
    • Bệnh da liễu
    • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
    • Bệnh liên quan đến stress
    • Bệnh lão khoa
    • Bệnh lý do chấn thương
    • Bệnh lý do thuốc
    • Bệnh lý hô hấp
    • Bệnh lý hệ miễn dịch
    • Bệnh lý hệ nội tiết
    • Bệnh lý hệ thần kinh
    • Bệnh lý hệ tiêu hóa
    • Bệnh lý hệ tiết niệu
    • Bệnh lý tuần hoàn
    • Bệnh lý hệ vận động
    • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
    • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
    • Bệnh lý ngoài da
    • Bệnh lý tâm thần
    • Bệnh nam khoa
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nhi khoa
    • Bệnh nhãn khoa
    • Bệnh nữ khoa
    • Bệnh tai mũi họng
  • Ấn phẩm
  • Sản phẩm chọn lọc
  • Sự kiện
    • Chương trình truyền thông
    • Hội thảo
  • Truyền thông
  • Đông Y Thế Kỷ 21
  • Thực phẩm nên thuốc

Văn phòng càng lạnh càng rầu bàng quang!

25/01/2019 By Bác sĩ Lương Lễ Hoàng Leave a Comment

Điều bất ngờ khi đánh giá kết quả xét nghiệm nước tiểu của 200 đối tượng nam nữ đang làm việc trong văn phòng cao ốc ở Tp. HCM là

  • 20% trong số đó đã và đang bị bội nhiễm đường tiết niệu nhưng chưa biết vì không có dấu hiệu khó chịu khi tiểu tiện!
  • 10% trong lô khảo sát đã được điều trị viêm bàng quang từ lâu, thậm chí với nhiều loại kháng sinh đời mới, nhưng bệnh thuyên giảm rồi lại tái phát!
  • số nạn nhân của bệnh viêm bàng quang ở nữ giới bao giờ cũng cao hơn ở phái mạnh do nhược điểm về mặt cơ thể học với ống dẫn tiểu ngắn hơn.
  • tỷ lệ phì đại tiền liệt tuyến ở nhóm nhịn tiểu cao gấp 4 lần số nạn nhân thuộc nhóm hễ ấm ức là xả xú bắp.

Nhưng điểm đáng nói hơn là nhiều người tuy mệt mỏi từ lâu, tuy đã tiểu rát, tiểu són, vừa mới tiểu xong lại có cảm giác mắc tiểu …, nhưng vẫn không chịu đến thầy thuốc vì cho là bệnh không có gì nghiêm trọng. Đúng ở điểm là bệnh thường thuyên giảm cho dù có dùng thuốc qua loa. Nhưng chắc chắn hơn nữa là bệnh sẽ tái phát, càng lúc càng thường hơn, càng lúc càng lâu hơn, càng lúc càng nặng hơn. Đừng quên mỗi lần như thế là một lần sức đề kháng bị đục khoét. Viêm bàng quang chỉ là điểm bắt đầu để chuyện nhỏ mau xé ra to!

Nhiều người vẫn tưởng hễ viêm là do nhiễm, nếu không do vi khuẩn thì cũng vì siêu vi hay nấm mốc nào đó. Không sai nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng. Theo thống kê mới đây của ngành y ở châu Âu, không dưới 70% trường hợp viêm bàng quang lại không do nhiễm khuẩn mà chỉ là một phản ứng sai lầm của cơ thể trước thay đổi nhiệt độ thái quá. Viêm bàng quang vì thế là bệnh chứng thường gặp khi ở người làm việc nhiều giờ liên tục trong phòng máy lạnh chạy hết công sức, lại thêm đóng kín cửa, trong khi bên ngoài oi bức. Bàng quang càng dễ bệnh hơn nữa nếu nạn nhân vì công việc phải ra vào nhiều lần, vừa mới ra ngoài gặp nóng như lò bánh mì thì trở vào phòng làm việc chẳng khác nào tủ lạnh loại hàng hiệu!

Cũng vì định kiến hễ viêm là nhiễm nên nhiều nạn nhân bị điều trị bằng thuốc kháng sinh một cách oan uổng vì không cần thiết. Cũng theo các nhà nghiên cứu bên tây, ¾ trường hợp viêm bàng quang không cần dùng thuốc kháng sinh vì không có yếu tố bội nhiễm. Khỏi nói cũng biết tình trạng dùng thuốc kháng sinh bừa bải trầm trọng đến thế nào ở nước mình khi nhiều nhà thuốc xứ mình bán thuốc dễ hơn bán bánh mì!, khi nhiều bệnh nhân do quá ớn cảnh bệnh viện quá tải nên quyết định tự điều trị bằng cách tự chọn thuốc kháng sinh như người ăn búp-phê! Không lạ gì khi nước ta đã được “khen” là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về lờn thuốc kháng sinh!

Tuy nguyên nhân của đa số trường hợp viêm bàng quang là do lạnh nhưng đừng vì thế rồi đoán mò là do lạnh bụng dưới! Người dễ bị viêm bàng quang là người hay bị lạnh… chân! Cảm giác lạnh dưới lòng bàn chân, chẳng hạn ở người phải ngồi bó gối nhiều giờ bên bàn viết lại thêm huyết áp thấp nên thiếu máu đầu chi, hay ở người phải chịu đôi vớ ẩm ướt trong văn phòng máy lạnh, là nguyên nhân dẩn đến phản ứng viêm tấy trên niêm mạc của nhiều vùng trong cơ thể. Trong số đó bàng quang là ứng viên hàng đầu với sự tiếp tay của lượng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang nếu nạn nhân vừa ngồi ngay máy lạnh, vừa uống ít nước, lại thêm nín tiểu trong giờ làm việc!

Nói ngược lại, nếu biết cách giữ chân cho ấm, uống nước cho đủ trong giờ làm việc và tháo nước đều đặn thay vì ép bàng quang “sống chung với lũ” thì bọng đái khó viêm. Cũng chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên nhân viên văn phòng nên ngâm chân trong nước ấm pha chút tinh dầu vào buổi tối. Thêm vào đó, có dùng máy lạnh cứ dùng nhưng đừng quên điều chỉnh sao cho nhiệt độ trong và ngoài phòng làm việc đừng cách biệt quá xa.

Viêm bàng quang không hẳn lúc nào cũng do vi khuẩn. Nhưng bệnh cứ như có tính lây lan vì số nạn nhân trong văn phòng các thành phố lớn càng lúc càng tăng. Lý do là vì nhiều người ngồi lì trước máy vi tính, rồi sau giờ làm việc tiếp tục đóng đinh xuống ghế trước truyền hình, trong quán cà phê…, thay vì biết nghĩ lại cho bàng quang ngày nào cũng phải phình bụng chịu cơn nước lũ!

Filed Under: Bài viết mới, Thư viện, Bệnh lý hệ tiết niệu

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

dang ky kham benh

Sách

Bài viết theo tháng

Bài viết

  • Bệnh lý tuần hoàn
  • Bệnh lý hô hấp
  • Bệnh lý hệ tiêu hóa
  • Bệnh lý hệ tiết niệu
  • Bệnh lý hệ thần kinh
  • Bệnh lý hệ vận động
  • Bệnh lý hệ nội tiết
  • Bệnh lý hệ miễn dịch
  • Bệnh lý tâm thần
  • Bệnh da liễu
  • Bệnh tai mũi họng
  • Bệnh nhãn khoa
  • Bệnh lão khoa
  • Bệnh nhi khoa
  • Bệnh nam khoa
  • Bệnh nữ khoa
  • Bệnh nha khoa
  • Bệnh nghề nghiệp
  • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
  • Bệnh liên quan đến stress
  • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
  • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
  • Bệnh lý do thuốc

Bài mới đăng

  • Sao ai cũng bảo ngỗng khờ?
  • Ai mới 30 cứ như … 70?!
  • Thuốc nào đừng quên suốt năm Kỷ Hợi?!
  • Văn phòng càng lạnh càng rầu bàng quang!
  • Thương gan nên mới nhịn ăn?

Thảo luận mới nhất

  • Mai Khanh trong Đừng xem thường động kinh
  • Dương Thái Minh Châu trong Dùng thuốc canxi sao cho đáng tiền?
  • nhi trong Vài điều hay hiểu lầm về kẽm.
  • Lê Minh Trung trong Cớ sao gãy gánh giữa đường?
  • Khôi Nguyễn trong Uống C mỗi ngày vẫn thiếu!

© 2011 - 2017 Trang nhà của Bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Thực hiện và hỗ trợ bởi : SGC
Tác giả hoan nghênh việc áp dụng các bài viết cho mục tiêu học tập, nghiên cứu, nhưng mọi hình thức trích dịch cho mục tiêu thương mại đều phải có sự đồng ý của tác giả.