• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Phòng khám
  • Tư vấn sức khỏe
    • Hỏi và đáp
  • Phiếu đăng ký khám bệnh

Bac si Luong Le Hoang

Website của Bs Luong Le Hoang

  • Bài viết mới
  • Thư viện
    • Bệnh da liễu
    • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
    • Bệnh liên quan đến stress
    • Bệnh lão khoa
    • Bệnh lý do chấn thương
    • Bệnh lý do thuốc
    • Bệnh lý hô hấp
    • Bệnh lý hệ miễn dịch
    • Bệnh lý hệ nội tiết
    • Bệnh lý hệ thần kinh
    • Bệnh lý hệ tiêu hóa
    • Bệnh lý hệ tiết niệu
    • Bệnh lý tuần hoàn
    • Bệnh lý hệ vận động
    • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
    • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
    • Bệnh lý ngoài da
    • Bệnh lý tâm thần
    • Bệnh nam khoa
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nhi khoa
    • Bệnh nhãn khoa
    • Bệnh nữ khoa
    • Bệnh tai mũi họng
  • Ấn phẩm
  • Sản phẩm chọn lọc
  • Sự kiện
    • Chương trình truyền thông
    • Hội thảo
  • Truyền thông
  • Đông Y Thế Kỷ 21
  • Thực phẩm nên thuốc

Vì sao cứ khó đăm đăm?!

12/05/2016 By Bác sĩ Lương Lễ Hoàng Leave a Comment

tbonQuả thật không quá lời nếu gương mặt căng thẳng thường được gán cho người… táo bón! Ai thanh thản cho nỗi nếu ngày nào cũng phải ì ạch đến đỏ mặt tía tai. Đã vậy cũng vì chuyện đó không xong mà nhiều khi trễ hẹn. Stress nhân đôi nhân ba dễ dàng chỉ vì trục trặc ở đầu ra.

Chuyện tầm thường nhưng không đơn giản chút nào! Táo bón không bao giờ là chuyện nhỏ của khung ruột. Tình trạng khó nói, dù ai cũng hiểu, cách mấy cũng tìm cách xé ra to vì độc chất tích lũy trong khung ruột là đòn bẩy cho nhiều căn bệnh, từ thông thường như nhức đầu, mệt mỏi, dị ứng… bước qua nghiêm trọng như viêm đại trường mãn, trĩ, thậm chí ung thư ruột già!

Vì không hiểu rõ mức độ tai hại của táo bón nên đa số nạn nhân thường chọn một trong hai thái độ. Đó là hoặc ù lì chịu trận qua ngày, hoặc lạm dụng thuốc xổ khiến nạn nhân khó tránh mệt lả vì tác dụng thẳng tay của thuốc. Đừng quên dùng thuốc nhuận trường quá thường là một trong các nguyên nhân dẫn đến thương tổn niêm mạc ruột già đồng thời thất thoát khoáng tố kali. Khoáng tố này, bên cạnh vai trò rất cần thiết cho chức năng bén nhạy của cơ tim, lại ảnh hưởng trên nhu động của khung ruột. Nói cách khác, có thuốc qua cầu, hết thuốc lại táo bón nặng hơn!

Do đó, thay vì kẹt một chút chộp ngay thuốc xổ nên lưu ý một số biện pháp tương đối đơn giản để cải thiện và ổn định chức năng bài tiết của ruột già. Đó là:
•    Tập luyện nhu động cho khung ruột, tối thiểu hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút, bằng cách nằm ngữa rồi co chân đạp xe tưởng tượng.
•    Xoa bóp vùng bụng dưới và nhất là dọc hai bên xương cùng đến ngang eo lưng sau mỗi bữa ăn.
•    Uống ly lớn nước lạnh buổi sáng lúc bụng còn đói, nếu được nước khoáng loại có nhiều kali càng tốt.
•    Chú trọng chế độ dinh dưỡng cung cấp chất xơ trong rau quả và vi sinh đường ruột trong sữa chua.
•    Nhai thật kỹ thức ăn, càng kỹ càng tốt.
•    Dành đủ thời giờ cho phút lên ngôi.

Nếu không đau trĩ trong giai đoạn cấp, nên dùng thuốc dầu dưới dạng thụt hậu môn khi cần thiết vì tác dụng vừa nhanh, vừa an toàn. Dùng thuốc tẩy xổ loại mạnh trong khi ruột thiếu nước vì gia chủ do quá xì-trết nên quên uống nước lại thêm thức ăn không được xay nhuyễn vì thực khách ăn quá nhanh thì niêm mạc ruột già nếu nguyên vẹn mới là chuyện lạ! Vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng, hóa chất sinh ung thư… chỉ chờ có thế!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

Filed Under: Bài viết mới, Thư viện, Bệnh lý hệ tiết niệu, Bệnh nghề nghiệp Tagged With: trĩ, táo bón

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

dang ky kham benh

Sách

Bài viết theo tháng

Bài viết

  • Bệnh lý tuần hoàn
  • Bệnh lý hô hấp
  • Bệnh lý hệ tiêu hóa
  • Bệnh lý hệ tiết niệu
  • Bệnh lý hệ thần kinh
  • Bệnh lý hệ vận động
  • Bệnh lý hệ nội tiết
  • Bệnh lý hệ miễn dịch
  • Bệnh lý tâm thần
  • Bệnh da liễu
  • Bệnh tai mũi họng
  • Bệnh nhãn khoa
  • Bệnh lão khoa
  • Bệnh nhi khoa
  • Bệnh nam khoa
  • Bệnh nữ khoa
  • Bệnh nha khoa
  • Bệnh nghề nghiệp
  • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
  • Bệnh liên quan đến stress
  • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
  • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
  • Bệnh lý do thuốc

Bài mới đăng

  • Sao ai cũng bảo ngỗng khờ?
  • Ai mới 30 cứ như … 70?!
  • Thuốc nào đừng quên suốt năm Kỷ Hợi?!
  • Văn phòng càng lạnh càng rầu bàng quang!
  • Thương gan nên mới nhịn ăn?

Thảo luận mới nhất

  • Mai Khanh trong Đừng xem thường động kinh
  • Dương Thái Minh Châu trong Dùng thuốc canxi sao cho đáng tiền?
  • nhi trong Vài điều hay hiểu lầm về kẽm.
  • Lê Minh Trung trong Cớ sao gãy gánh giữa đường?
  • Khôi Nguyễn trong Uống C mỗi ngày vẫn thiếu!

© 2011 - 2017 Trang nhà của Bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Thực hiện và hỗ trợ bởi : SGC
Tác giả hoan nghênh việc áp dụng các bài viết cho mục tiêu học tập, nghiên cứu, nhưng mọi hình thức trích dịch cho mục tiêu thương mại đều phải có sự đồng ý của tác giả.