• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Phòng khám
  • Tư vấn sức khỏe
    • Hỏi và đáp
  • Phiếu đăng ký khám bệnh

Bac si Luong Le Hoang

Website của Bs Luong Le Hoang

  • Bài viết mới
  • Thư viện
    • Bệnh da liễu
    • Bệnh liên quan đến dinh dưỡng
    • Bệnh liên quan đến stress
    • Bệnh lão khoa
    • Bệnh lý do chấn thương
    • Bệnh lý do thuốc
    • Bệnh lý hô hấp
    • Bệnh lý hệ miễn dịch
    • Bệnh lý hệ nội tiết
    • Bệnh lý hệ thần kinh
    • Bệnh lý hệ tiêu hóa
    • Bệnh lý hệ tiết niệu
    • Bệnh lý tuần hoàn
    • Bệnh lý hệ vận động
    • Bệnh lý liên quan đến biến dưỡng
    • Bệnh lý liên quan đến sinh-khoáng tố
    • Bệnh lý ngoài da
    • Bệnh lý tâm thần
    • Bệnh nam khoa
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nha khoa
    • Bệnh nhi khoa
    • Bệnh nhãn khoa
    • Bệnh nữ khoa
    • Bệnh tai mũi họng
  • Ấn phẩm
  • Sự kiện
    • Video Clip
    • Hội thảo
  • Truyền thông
    • Hỏi và Đáp
  • Đông Y Thế Kỷ 21
  • Thực phẩm nên thuốc

Đừng để tróc gốc!

25/08/2016 By Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

Cũng như tóc, răng là gốc con người. Ai cũng biết hư răng là bệnh không đến độ khó chữa! Nhưng không phải mọi người ai ai cũng hiểu bệnh răng miệng nguy xa hại rộng đến thế nào?! Chính vì vậy mà đa số bệnh nhân thường chỉ chịu ngồi vào ghế làm răng khi hết nói nên lời! Nếu không mấy người đến nha sĩ để ngừa bệnh răng thì chắc chắn số đối tượng chịu đến phòng làm răng để ngừa bệnh… khác lại càng ít hơn! Khám răng nhưng không vì răng?! Nghe cứ như quảng cáo không công cho nha sĩ!

Lầm to! Nếu tình trạng viêm tấy đâu đó trong cơ thể là mồi lửa khiến nhiều căn bệnh bộc phát thì không dưới 65% là do hậu quả của viêm nha chu với triệu chứng sưng đau và chảy máu nướu răng. Nhờ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu dài hạn, hiện không còn ai nghi ngờ về mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiều bệnh chứng nội khoa nghiêm trọng và nguồn bội nhiễm trong vùng răng miệng.

Bên cạnh cao huyết áp, béo phì, tăng chất mỡ trong máu, viêm nha chu còn là yếu tố rủi ro cho đối tượng chẳng may thiếu máu trên thành tim. Bằng chứng là số người bị nhồi máu cơ tim với tiền căn viêm nướu răng rất cao. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện trong nhiều tụ điểm xơ vữa mạch máu dấu tích của các loại vi khuẩn vốn chỉ có mặt ở nướu răng. Cho dù hãy còn trong vòng tranh cãi nhưng hầu như thầy thuốc chuyên khoa tim mạch nào cũng đồng quan điểm về tác dụng phá hoại thành mạch máu không nhiều thì ít của các loại vi khuẩn gây hư răng. Bệnh viện chuyên khoa tim mạch có hiện đại đến thế nào mà thiếu phòng răng thì hãy còn thiếu rất nhiều.

Nào đã xong! Thai phụ đã có vấn đề với nướu, với răng nếu sinh non hay thậm chí sẩy thai là chuyện không lạ theo dẫn chứng của chuyên gia ngành phụ sản. Độc tố từ ổ viêm tấy trên răng miệng là nguyên nhân dẫn đến phản ứng sai lầm của cơ thể dưới hình thức co thắt tử cung một cách đột ngột. Thầy thuốc ở Hoa Kỳ đã chứng minh tỷ lệ người bị sẩy thai đồng thời bị viêm nha chu cao gấp 7 lần nếu so với nhóm đối chứng có hàm răng khỏe mạnh. Thai phụ vì thế nên được khám răng định kỳ thay vì chỉ tập trung vào khám siêu âm để chụp hình trẻ đang cười trong bụng mẹ.

Viêm nhiễm đường hô hấp với nhiều người cứ như là chuyện bình thường! Đường hô hấp tất nhiên không vô cớ bỗng viêm! Trên thực  tế đó là dấu hiệu cho thấy sức kháng bệnh có chỗ hở nào đó để vi khuẩn, siêu vi hay nấm mốc thừa cơ len lỏi. Trên đường đến phổi còn nơi nào gần hơn ngã ba cổ họng với ổ viêm trên nướu, với vi khuẩn ở chân răng?! Theo thống kê ở Mỹ, đa số người bị viêm phế quản mãn là đối tượng bị sâu răng hay có nhiều đá răng mà tránh né nha sĩ!

Viêm nha chu không hình thành một sớm một chiều. Nói cách khác, người bệnh có đủ thời giờ để bệnh đừng trở thành nặng. Có thể phòng ngừa không dưới 80% trường hợp viêm nha chu nếu phát hiện bệnh cho sớm. Bên cạnh biện pháp vệ sinh răng miệng việc khám răng định kỳ là biện pháp chủ động phòng ngừa nhiều bệnh chứng nằm rất xa vùng răng miệng. Còn chờ gì nữa mà không ghi tên khám răng tối thiểu mỗi 6 tháng? Chữa răng hư để phòng bệnh khác, còn gì khéo hơn một công hai việc!

 Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

Filed Under: Bài viết mới, Bệnh nha khoa, Thư viện Tagged With: chăm sóc răng miệng, viêm nướu

dang ky kham benh

Sách

Bài viết theo tháng

Bài mới đăng

  • Muốn đừng thừa mỡ máu phải dùng cho hết
  • Khoáng tố nào dễ thiếu thời “hại điện”?
  • Giết chi gà bằng dao mổ trâu?
  • Có khó gì đâu để mắt long lanh!
  • Ước gì trong đêm tăm tối?!

© 2011 - 2017 Trang nhà của Bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Thực hiện và hỗ trợ bởi : SGC
Tác giả hoan nghênh việc áp dụng các bài viết cho mục tiêu học tập, nghiên cứu, nhưng mọi hình thức trích dịch cho mục tiêu thương mại đều phải có sự đồng ý của tác giả.